top of page
  • vannhapkhauthp

Cấu tạo của đồng hồ đo nước điện từ

Trong bài viết trước đã tìm hiểu về công dụng của đồng hồ đo nước điện tử. Có thể thấy được đồng hồ đo nước điện tử có những công dụng vượt trội hơn hẳn. Sở hữu công nghệ tiên tiến và độ cảm biến, theo dõi số liệu đo từ xa. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cấu tạo của đồng hồ đo nước điện tử nhé.


Cấu tạo chung của đồng hồ đo nước điện tử




Đồng hồ đo nước điện tử bao gồm các bộ phận chính sau:


Thân đồng hồ đo nước điện tử


- Bộ phận này được chế tạo từ nhiều chất liệu tốt như thép, gang, inox


Độ bền tốt, khả năng chịu áp lực, chịu nhiệt độ cao. Thân của đồng hồ đo lưu lượng nước là một bộ phận quan trọng bởi đây là nơi chứa các bộ phận khác, kết nối theo dạng mặt bích hoặc lắp ren.


Hỗ trợ việc đo lưu lượng bao gồm các vị trí bulong định vị, các lớp lót tránh rò rỉ lưu chất ra ngoài. Ngoài ra còn có dây đồng, tiếp điểm đo.


-Với thân đồng hồ được chế tạo từ gang, thép carbon:


Với thân được chế tạo từ chất liệu này thì lớp lót bằng PTFE, dây đồng để tạo ra từ trường và tiếp điểm từ để thu tín hiệu điện.


-Lớp lót thân đồng hồ:


Đối với lớp lót này thì nó được chế tạo từ chất liệu nhựa PTFE, FEP với độ cứng là 95 shore A. Với chất liệu chế tạo lớp lót này thì đặc tính chống ăn mòn hóa chất là rất tốt. Áp suất cao chống chịu ma sát và chống bám dính rất tốt, do đó cần kiểm tra để tra thêm dầu bôi trơn.


Sử dụng được trong môi trường có nhiệt cao và thấp nhất từ -20 độ đến 200 độ C, phù hợp để sử dụng cho các loại gioăng kim loại.


-Dây đồng đồng hồ:


Đây là cuộn dây được làm từ chất liệu đồng nguyên chất. Được quấn vòng tròn xung quanh lớp lót mang mục đích để tạo ra từ trường khi dòng chảy lưu chất đi qua. Lúc đó sẽ xuất hiện điện thế và được đồng hồ đo thu lại tín hiệu và truyền số liệu về máy chủ.


-Tiếp điểm đo trong thân đồng hồ:


Tiếp điểm đo được chế tạo từ chất liệu SUS 316L, có khả năng chịu được các hóa chất có độ ăn mòn và chịu được nhiệt cao, khả năng chịu ma sát cực tốt.


Bộ phận tiếp điểm này được thiết bị nhỏ gọn. Có thể gắn được vào bên trong lớp lót có nhiệm vụ liên kết với dây đồng để thu dòng lưu chất có điện thế khi đi qua.


-Thân đồng hồ được chế tạo từ chất liệu inox:


Được chế tạo từ các chất liệu như inox 304 hoặc 316 bên trong thì có cánh quạt và bộ phận cảm biến để đo lưu lượng nước.



Cấu tạo của mặt đồng hồ đo nước điện tử



-Mặt đồng hồ:


Đây là bộ phận lắp đặt trên thân đồng hồ có tiếp nhận tín hiệu từ điểm xử lý hiển thị các thông số lên màn hình.


Trong mặt đồng hồ bao gồm các thiết bị như màn hình LCD, bảng mạch.


-Màn hình LCD:


Bộ phận này được chế tạo từ các điểm ảnh có chứa các tinh thể lỏng có thể thay đổi được cường độ ánh sáng, giúp chúng ta dễ dàng quan sát thông số hơn. Với màn hình LCD thì độ tương phản tương thích ánh sáng bên ngoài.


Màn hình có độ phân giải cao nên thông số được hiển thị rõ ràng lên bề mặt. Số liệu được hiển thị sắc nét trung thực, rõ ràng không bị nhòe khi sử dụng lâu năm.


-Bảng mạch điện tử:


Bộ phận này được chế tạo từ chất liệu không dẫn điện và các linh kiện điện tử được liên kết với nhau trên bảng mạch. Việc này giúp người dùng có thể điều chỉnh được bất kỳ thông số kỹ thuật nào theo mong muốn của người dùng.


Cấu tạo bộ phát và nhận của đồng hồ đo nước điện từ



-Bộ xử lý tín hiệu:


Đây là hệ thống các thiết bị xử lý tín hiệu không thể thiếu. Với công nghệ tiên tiến này chỉ được áp dụng cho đồng hồ đo nước điện tử. Công nghệ này ngày càng được cải tiến và phát triển nên đồng hồ đo lưu lượng nước điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi.


Bộ xử lý tín hiệu có tác dụng chia dải tần số cho đồng hồ cân bằng độ ổn định khi đo, giúp bảo vệ đồng hồ của bạn.


Nó giúp giảm thiểu độ trễ nhỏ nhất khi đo lưu lượng


-Bộ đếm cảm biến:


Bộ phận này khá quen thuộc trong các thiết bị công nghiệp hiện nay. Đây là bộ phận cảm biến cực kỳ quan trọng.


Nhận tín hiệu kết hợp với mạch điện tử xử lý các biến đổi lưu lượng truyền về màn hình thông qua các thông số trên LCD.


-Vị trí cấp nguồn:


Đây là nơi kết nối nguồn điện vào đồng hồ để hoạt động. Đồng hồ có các vị trí cấp điện khác nhau và dòng điện hoạt động khác nhau như 220V, 380V, 24V.


Ngoài ra, cũng có thể sử dụng pin để liên kết với vị trí nguồn cấp.


Trên đây là toàn bộ các thông tin về bộ phận cấu tạo của đồng hồ đo nước điện tử. Mong bài viết có thể giúp bạn nắm bắt được cấu tạo của thiết bị.



8 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Bảng giá tiền nước sinh hoạt

Bảng giá tiền nước sinh hoạt ✅  Thuế và phí: Bảng giá cũng bao gồm các yếu tố về thuế giá trị gia tăng (VAT) và các phí khác như phí bảo vệ môi trường. ✅  Biện pháp thanh toán: Bảng giá thường cung cấ

Cấu tạo đồng hồ nước

Cấu tạo đồng hồ nước ✅  Bộ vi mạch điện tử (nếu có): Trong các đồng hồ nước điện tử, bộ vi mạch điện tử chứa các linh kiện điện tử để điều khiển, xử lý và hiển thị thông tin lưu lượng nước. ✅  Cảm biế

Cài đặt đồng hồ nước điện tử

Cài đặt đồng hồ nước điện tử ✅  Cài đặt lại phần mềm (nếu cần): Nếu lắp đặt ngược chiều dòng chảy, cần cài đặt lại phần mềm của đồng hồ để điều chỉnh chế độ đo. ✅  Kiểm tra và bảo trì: Sau khi lắp đặt

bottom of page